Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Qui tắc nuôi con mẹ ‘không cần phải nghe’

Theo tôi nuôi con dạy con không phải cứ nhất nhất nghe theo lời khuyên của mọi người.
Sinh con đầu lòng, đương nhiên chị em thường bị áp lực bởi chuyện phải nghe theo lời khuyên răn và dạy bảo của các bà, các chị đi trước vì một lẽ đơn giản: họ đã có kinh nghiệm trong chuyện chăm con. Tuy nhiên, cuộc sống thay đổi, khoa học cũng ngày một tiến bộ, có những qui tắc nay đã trở nên lỗi thời, không cần thiết hoặc thậm chí được chứng minh là hoàn toàn sai lầm.
Là mẹ của 2 đứa trẻ, một 6 tuổi, một 18 tháng, tôi cũng tự mình đúc rút ra được những qui tắc nuôi con mình có thể bỏ qua.
Khi con ngủ thì tranh thủ ngủ đi
Khi mới sinh con, trong tháng đầu ai cũng khuyên tôi rằng khi con ngủ thì mẹ cũng tranh thủ ngủ đi. Thậm chí, mẹ chồng tôi còn ép tôi phải nằm ngủ theo con bất cứ khi nào bé chợp mắt. Vậy nhưng thực tế là tôi không bao giờ có được một giấc ngủ ngon theo kiểu như vậy. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều giấc ngắn trong ngày nhưng đồng hồ sinh học của tôi lại không theo thế. Tôi trằn trọc, tôi căng thẳng, tôi cố bắt mình ngủ theo con để khi bé dậy tôi còn có sức chăm tiếp. Vậy nhưng kết quả ngược lại, nỗ lực ép bản thân ngủ theo con khiến tôi càng mệt mỏi hơn. Cuối cùng, tôi quyết định không làm như vậy nữa. Khi con ngủ, tôi đã thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc hay tận hưởng việc lướt web một cách thoải mái và đúng ý mình. Tôi thấy bản thân khỏe hơn rất nhiều.
Chúng ta đã là người trưởng thành, chúng ta biết rõ cơ thể mình và bết rõ cách sử dụng thời gian của mình như thế nào. Vì vậy, không cần nghe mọi người ép mình đi ngủ. Kết quả không tốt chút nào. Hãy thư giãn bằng cách chúng ta muốn.
Phải cho con bú ít nhất 1 năm
Nếu có thể, tuyệt vời. Nếu không, bạn cũng không nên bị ám ảnh về việc mình đang chưa dành cho con những gì tốt nhất có thể hoặc lo lắng rằng mỗi khi con ốm đau sụt sịt thì đó là vì bé đã không được bú sữa mẹ đầy đủ để tránh khỏi bệnh tật. Tất cả chúng ta đều đang làm những gì tốt nhất cho con mình và nếu (chẳng may) không thể hoàn thành nhiệm vụ sữa mẹ, ta cần tìm sang những phương pháp khác, ti bình hoặc cả ti binh và ti mẹ kết hợp. Hãy tin vào bản thân và bản năng làm mẹ của mình.
Trẻ sơ sinh trong bụng mẹ đang 37 độ, ra ngoài phải mặc đồ cẩn thận không sẽ bị lạnh
Thực tế hoàn toàn ngược lại. Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, do đó thân nhiệt trẻ không được để tăng cao. Mặt khác, tuyến mồ hôi của trẻ giai đoạn này cũng chưa phát triền hoàn thiện, nếu bị ủ quá kỹ sẽ dễ xay ra 2 trường hợp:
1 quá nóng dẫn đến toát mồ hôi, thấm ngược vào trong gây viêm phổi.
2 quá nóng dẫn đến bí da, xuất hiện rôm sảy, mẩn đỏ.
Qui tắc nuôi con mẹ ‘không cần phải nghe’
Qui tắc nuôi con mẹ ‘không cần phải nghe’
Theo tôi người mẹ cần chủ động thông tin nuôi con chứ không nên chăm chăm nghe lời khuyên nhiều chiều (ảnh minh họa)
Đừng để con bỏ học nhạc / múa / karate giữa chừng
Hè đến chúng ta hay thích cho con đi học năng khiếu, bản thân các bé có thể ban đầu cũng thích thú nhưng sau khi tham gia, nhiều bé sẽ nhận ra bản thân không có hứng thú thực sự với môn học hoặc thấy mình không có năng khiếu. Đương nhiên, chúng ta muốn trẻ kiên trì và hoàn thành những gì bé đã bắt đầu. Tuy nhiên việc ép con theo học một môn năng khiếu bé không thích sẽ gây mệt mỏi cho tất cả mọi người. Tôi đã từng cố ép con đi học piano khi bé 3 tuổi với ý nghĩ học nhạc sẽ rất tốt cho con và trẻ càng học năng khiếu sớm càng tốt. Chỉ sau 2 tháng hè, tôi đã nhận ra đấy là sai lầm.
Con không ăn hết cơm thì không có hoa quả tráng miệng
Đương nhiên, tôi muốn con ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng. Tôi hay nghe mọi người khuyên nên dọa con bằng ăn hết bát cơm bằng cách lấy thực phẩm khác ra để treo thưởng. Lúc đầu tôi cũng làm như vậy. Nhưng dần dần, tôi nhận thấy tác hại của nó. Đúng là khi treo thưởng với con rằng ăn hết cơm mẹ cho ăn hoa quả thì bé có ăn cơm thật. Nhưng con ăn với sự miễn cưỡng, ăn cho có và càng càng ngày không hề thích cơm. Cho rằng cơm không ngon, không hấp dẫn bằng hoa quả nên mới phải treo thưởng.
Mỗi ngày phải ngồi vào bàn học đúng 2 tiếng
Bài liên quan:
5 kiểu hôn khiến con…mất mạng
Bà nội cấm bà ngoại cho cháu ăn cua!
Thời nào rồi còn ngồi xe tập đi
Cách dùng bỉm "sai bét" của chị em
Ai cũng nhắc nhở rằng muốn con học giỏi thì cần yêu cầu con mỗi ngày đều phải ngồi vào bàn học, đều phải ngồi đấy học đủ 2 tiếng mới đứng dậy. Quan điểm này tôi vô cùng phản đối. Theo tôi, học hành không chỉ ở sách vở, bài học cũng không phải chỉ diễn ra trên bàn học. Tôi có thể dạy con ở mọi nơi mọi chỗ, cả những kiến thức khoa giáo lẫn những thông tin thú vị về tự nhiên, cuộc sống. Ép con ngồi vào bàn học 2 tiếng mỗi ngày gây ức chế cho trẻ nhỏ. Miễn con hoàn thành xong bài tập sớm, đúng, tôi sẽ cho con nghỉ ngơi. Còn nếu chưa hoàn thành? Cũng nghỉ ngơi và một lúc sau quay lại làm tiếp.
Trẻ sơ sinh tháng đầu chưa được ra đường
Thực tế thì một chút không khí trong lành sẽ không làm tổn thương bất cứ ai, kể cả người mẹ mới sinh nở hay em bé chưa tròn 30 ngày tuổi. Người lớn trong gia đình thường sợ trẻ ra ngoài gặp nắng, gặp gió sẽ sinh bệnh đau ốm, nhất là khi con còn quá bé và non nớt. Mọi người đều cảnh báo tôi không nên đưa con ra ngoài. Với bé đầu, tôi đúng là đã không dám cho con đi đâu thậm chí trong suốt 3 tháng đầu. Vậy nhưng với bé thứ 2, tôi cho con ra ngoài, đi chơi, gặp gỡ bạn bè cùng mẹ từ khi mới 3 tuần tuổi. Và kết quả? Không sao cả. Mỗi lần đi về con đều vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ tốt và thậm chí còn có phần hoạt bát, rắn rỏi hơn. Chính vì vậy, đừng để những qui tắc cổ hủ, “ngớ ngẩn” khiến chúng ta nuôi con không được thoải mái.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Công dụng của cao khỉ

Công dụng của cao khỉ

Hỏi: Mới đây, tôi được người quen biếu một lọ cao khỉ nhưng không cho biết rõ tác dụng để điều trị bệnh gì? Xin bác sĩ hướng dẫn giúp?(Minh Quân - TPHCM)

Trả lời:

Khỉ còn gọi là hầu.
Tên khoa học Macaca sp.
Thuộc họ khỉ Cercopithecidae.

Khỉ cho ta những vị thuốc sau đây:
1. Cao xương khỉ còn gọi là cao khỉ, cao hầu nấu bằng xương khỉ.
2. Cao khỉ toàn tính nấu bằng toàn bộ con khỉ, cả xương và thịt.
3. Hầu táo còn gọi là hầu đan hay hầu tử táo (Calculus macacae) tức là sỏi trong túi mật của con khỉ.
Mô tả con vật

Ở nước ta có nhiều loài khỉ dùng làm thuốc nhưng phổ biến nhất có loài khỉ nhỏ Macaca mulatta Zimmermann hay Macacus rhesus thuộc bộ khỉ mũi dưới hay khỉ mũi hẹp (Catarrhini). Loài này sống trên cây, có chân tay thích nghi để cầm nắm, ngón cái chụm được với ngón khác. Ðầu hơi tròn, to, bộ não phát triển, nét mặt dễ thay đổi, hai lỗ mũi gần nhau và nhìn xuống dưới, có túi má, răng 32 chiếc, có chai ở mông, đuôi ngắn chỉ bằng nửa mình, mặt không có lông, toàn thân có lông màu vàng nâu ngắn, phía bụng lông màu nhạt hơn.

Phân bố, săn bắt và chế biến

Loài khỉ sống ở rừng núi nước ta, nhiều nhất là những vùng núi đá vôi. Nó sống bằng cây cỏ, hoa màu và côn trùng. Trước đây ta thường chỉ bắt ăn thịt, lấy xương làm thuốc, gần đây người ta còn săn bắt khỉ sống, đặc biệt loài Macaca maldatta nói trên để lấy thận cấy vi trùng chế thuốc chống bại liệt vì phản ứng của nó giống người nên thường hay dùng thí nghiệm dược lý. Do nhu cầu ngày càng tăng nên ngoài việc săn bắt khỉ sống hoang, người ta đã bắt đầu nuôi khỉ, nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Loài khỉ này còn sống ở các nước vùng Ðông Nam Á như Indonesia, Ấn Ðộ, Malaysia, Philipine. Tại Trung Quốc có nhiều ở Quảng Tây, Tứ Xuyên, nhiều nhất là ở Quảng Tây.

Ở nước ta, từ xưa đến nay người ta thường chỉ biết lấy xương hay toàn con nấu cao, việc chế biến nấu cao giống như nấu cao hổ cốt hay nấu cao ban long.

Tại Trung Quốc, người ta hay lấy sỏi mật khỉ để trị bệnh, cách lấy cũng như lấy sỏi mật của trâu bò, lấy xong gói vào bông hay giấy bản, cho vào hộp kín có vôi cục để hút nước.

Thành phần hóa học

Ít thấy tài liệu nghiên cứu về cao khỉ cũng như về sỏi mật của khỉ. Nhưng trước đây, qua kiểm nghiệm một số cao động vật do các xí nghiệp dược phẩm ở nước ta sản xuất, người ta thấy trong cao khỉ có tới 16,86% nitơ toàn phần, 0,85% acid amin, 1,88% tro, 0,56% Clo, 4 phần triệu asen, 0,02% canxi và 0,03% photpho tính bằng H3PO4.

Công dụng và liều dùng

Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân.
Cao xương khỉ được coi là một loại thuốc bổ máu, bổ toàn thân dùng cho phụ nữ trong những trường hợp kém ăn, kém ngủ, thiếu máu xanh xao vàng vọt, hay đổ mồ hôi trộm.

Liều dùng hàng ngày từ 5-10g, cắt thành từng miếng nhỏ ngậm cho tan dần trong miệng hoặc thêm mật ong cho ngọt để dễ ăn. Có thể ngâm rượu uống vì cao khỉ thường khó bảo quản...

Sỏi mật của khỉ (hầu táo) được Ðông y coi là có tính lạnh (hàn) vị đắng, hơi mặn, vào các kinh tâm, phế, đởm và gan, có khả năng thanh nhiệt, trấn kinh, giải độc, tiêu thũng, tiêu đờm định suyễn. Ngày dùng với liều 0,20 - 0,30g dưới hình thức thuốc bột hay phối hợp với các vị khác mà uống.

GS. Đỗ Tất Lợi

Cung cấp cao khỉ Nguyên Chất

Cung cấp cao khỉ

Cao khi bảo đảm chất lượng: giá 650.000đ/ lạng
Liên hệ: 0984 509 819
Cao khỉ là một dạng thuốc được điều chế bằng cách dùng dung môi nước chiết xuất dược chất từ thịt và xương khỉ, sau đó làm bốc hơi dần dung môi thành dạng đặc hoặc khô.

Cao khỉ để uống hoặc bào chế nhiều dạng thuốc khác.
Ở Việt Nam, có nhiều loại khỉ như Macacca sp... Họ khỉ Coreopitheeirtae.

1. Khỉ độc (có thứ gọi là khỉ ông già, có thứ gọi là khỉ bạc má).

2. Khỉ đàn (có thứ đỏ đít, có thứ hai chân sau đỏ).

3. Con vượn, con đười ươi, con tinh tinh là giống khác hai loại trên, không dùng làm thuốc. Chỉ có khỉ độc và khỉ đàn mới dùng làm thuốc. Khỉ bú dù (khỉ đàn) sống từng bầy, có nhiều hơn cả, dễ bắt. Khỉ rừng làm thuốc tốt hơn khỉ nuôi. Khỉ nặng trên 5 kg thì mới dùng. Xương khỉ còn đầu đuôi dễ phân biệt với xương chó, xương vượn vì có chân tay dài hơn.

Tính vị: vị chua, mặn, tính bình.

Quy kinh: Vào kinh Can và Thận.

Công dụng:

- Xương khỉ: bổ Can Thận, ích cốt tuỷ, trị mọi chứng phong lao.

- Thịt khỉ: trị sốt rét lâu ngày.

- Cao khỉ toàn tính: bổ Thận, cường dương, mạnh gân cốt.

Liều dùng: Ngày dùng 4 - 10g cao.

Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: ít nhất nấu 2 con trên 10 kg.

Có thể nấu cao thịt riêng, cao xương riêng. Khi cao xương gần được thì trộn cao thịt vào nấu chung, vì cao thịt nấu riêng không đông đặc được. Muốn nấu cao thịt riêng mà được cao đông đặc thì cứ 2 kg thịt khỉ nấu với 1 kg thịt rắn, nấu trong hai ngày đêm.

Nhưng thường người ta nấu thịt khỉ với xương khỉ cùng một lúc, vì nấu riêng hai thứ này mới trộn vào nhau thì phải giữ (canh) cao lỏng của thịt, chờ cao xương gần được mới trộn vào; nếu giữ không đúng mức thì cao thịt có thể bị thiu. Cách nấu chung như sau:

1 Chuẩn bị: cắt tiết khỉ nhưng nên đổ nước sôi cho khỉ chết; lấy nước sôi làm lông cho sạch. Lột lấy da để nấu cao riêng, lọc lấy thịt cho kỹ, bỏ mỡ: bỏ hết phủ tạng, xương để riêng..

2. Làm thịt: lấy nước ấm 80o C rửa sạch, thái miếng 100 - 200g. Giã nát 0,200 kg gừng, hoà vào 300ml rượu trắng, vắt lấy nước, lại giã và thêm 200ml rượu, vắt lấy nước. Tẩm bóp thịt cho đến hết rượu gừng để khỏi tanh và bớt tính lạnh của thịt. Có người tẩm với bột Đại hồi, Quế chi, Thảo quả (mỗi thứ 50g), rồi nướng qua cho vàng thơm hoặc sấy qua cho teo miếng thịt. Cho thịt vào cái túi vải, đặt túi vào giữa một thùng nhôm.

3. Làm xương: nếu là xương tươi thì phải làm sạch, hết mỡ, tuỷ nếu không sau này nhiều váng mỡ phải vớt bỏ đi và cao dễ bị chảy. Sau đó làm xương khỉ như làm gạc, cho xương vào thùng nhôm, xung quanh túi vải, dưới đặt một cái vỉ cho khỏi cháy. Cho nước sôi vào thùng ngập hẳn xương thịt trên 10 cm. Đun và nấu làm như cao gạc. Thời gian đun nấu lâu hơn là làm cao gạc, mất 8 - 9 ngày, cho đến khi nào bóp xương thấy mềm ngấu là được; khi các nước đã trộn chung cô lại và cao toàn tính đến độ sền sệt, rồi thì cứ 10 kg xương thịt thêm 100ml nước cốt gừng vắt hoà tan trong 500ml rượu trắng. Cô cách thuỷ trên cát, đánh mạnh, nhanh đều tay đến khi nào lấy dao rạch sâu, hai mép không khép lại là được. Tỷ lệ cao là 1/10.

Ghi chú:

xương đầu có thể nấu cao riêng trị ngược tật, trẻ em lên kinh giật. Da khô nấu cao riêng trị chứng ngứa.

Mật khỉ trị động kinh, đau mắt.

Bảo quản: bọc miếng cao trong giấy bóng kính. Tránh nóng, tốt hơn là đựng vào thùng có vôi sống và đậy kín.